Ngày nay, nhiều xe ôm công nghệ và nhiều người điều khiển xe máy gắn thêm giá đỡ điện thoại xe máy để thuận tiện theo dõi lộ trình di chuyển. Điều này có thể gây ra nguy hiểm nếu người điều khiển xe máy liên tục nhìn hoặc lướt điện thoại mà không tập trung vào cung đường phía trước. Vậy, gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?
Quy định của pháp luật về việc sử dụng điện thoại khi lái xe máy
Sử dụng điện thoại khi đi xe máy bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng
Căn cứ vào Điểm h, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xử phạt người điều khiển xe, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự như xe mô tô và xe gắn máy nếu vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sau:
“Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”.
Với hành vi vi phạm này, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Như vậy, sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy, tham gia giao thông là một hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị phạt hành chính từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Nguyên nhân là sử dụng điện thoại khi đi xe máy (bao gồm gọi điện, nhắn tin, lướt web, sử dụng vì bất cứ mục đích gì) sẽ làm giảm sự tập trung khi điều khiển xe, dễ gây ra va chạm, tai nạn, nguy hiểm cho cả người lái xe và những người cùng tham gia giao thông xung quanh.
Vậy, trường hợp gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không? Nếu như tay không chạm vào điện thoại, chỉ để điện thoại một chỗ để theo dõi khi cần thì có phải hành vi vi phạm pháp luật?
Những nguy hiểm tiềm ẩn khi gắn điện thoại trên tay lái xe máy
Nguy cơ gây tai nạn giao thông khi gắn điện thoại trên xe máy
Tai nạn giao thông do sử dụng điện thoại khi đang di chuyển luôn chiếm tỷ lệ lớn và có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Việc kết nối tai nghe với điện thoại gắn trên tay lái để nghe điện, tranh thủ lướt maps, lướt web, xem tin tức, xem video, nhắn tin trong lúc lái xe,... đều có nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông.
Người điều khiển sử dụng kẹp điện thoại xe máy, gắn hẳn điện thoại vào tay lái để dễ dàng dùng mắt theo dõi bản đồ khi đang di chuyển. Thỉnh thoảng còn dùng ngón tay zoom màn hình và chạm vào màn hình, lúc này chỉ còn một tay cầm lái. Cho dù người điều khiển xe không trực tiếp chạm tay vào điện thoại mà chỉ quan sát thì vẫn gây phân tâm, mất tập trung, không thể phản ứng kịp với những tình huống nguy hiểm.
Vì thế, việc trang bị giá đỡ điện thoại cho xe máy và sử dụng trong quá trình điều khiển xe đang trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của người điều khiển xe và những người tham gia giao thông khác.
Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?
Theo quy định của pháp luật, đã dùng điện thoại di động thì phải tấp vào lề, dừng xe, đảm bảo không ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác. Còn nếu đang di chuyển mà dùng điện thoại, không thể làm chủ được tốc độ, không đảm bảo an toàn giao thông (đặc biệt khi đang chở thêm người) thì được coi là vi phạm pháp luật. Kể cả khi mắt theo dõi điện thoại, không chạm tay vào điện thoại thì cũng được xem là lỗi vi phạm, vì người lái rất khó quan sát xung quanh một cách bao quát, dễ dẫn đến tai nạn.
Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không?
Tuy nhiên, lỗi này rất khó quan sát, do việc sử dụng điện thoại gắn trên tay lái chỉ diễn ra chớp nhoáng, nên đến nay không phải ai cũng được cơ quan chức năng nhắc nhở. Chủ yếu vẫn cần đến tính tự giác của người điều khiển xe.
Trong trường hợp cảnh sát giao thông, cơ quan chức năng phát hiện ra sai phạm, người điều khiển xe sẽ bị phạt hành chính theo mức phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, gắn điện thoại trên xe máy và sử dụng khi đang lái xe còn bị phạt bổ sung. Theo Điểm h, Khoản 4 và Điểm b, Điểm c Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Điểm g, Khoản 34 và Điểm c, Khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), bất kể sử dụng điện thoại, đồ công nghệ khi đang điều khiển loại xe nào, ô tô, xe máy, xe gắn máy, xe máy điện,... đều sẽ nhận hình phạt bổ sung như sau:
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông.
Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không? Câu trả lời chính xác là Có. Để giảm thiểu rủi ro không đáng có khi tham gia giao thông, tốt nhất bạn không nên gắn thêm kẹp điện thoại xe máy và sử dụng điện thoại khi đang tham gia giao thông. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về pháp luật và kinh nghiệm vận hành xe khác, bạn hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục Tin tức trên website Dibao.com.vn nhé!
Nếu bạn đang tìm mua một chiếc xe để sử dụng hàng ngày, hãy tham khảo trang web của Dibao. Dibao với đa dạng mẫu xe từ xe máy điện, xe tay ga 50cc và xe số 50cc sẽ giúp bạn tìm được chiếc xe ưng ý phù hợp với nhu cầu của bản thân.